logo
Trang chủ / Việc làm / Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm

Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm

time

2019-09-19

Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm

time

2019-09-19

Khi trở thành tân sinh viên tức là bạn đã lớn hơn rất nhiều so với đàn em học phổ thông trung học của mình. Bạn bắt đầu có những suy nghĩ, tính toán về tiền bạc, chi tiêu cho bản thân mình, dù là học xa nhà hay vẫn đang sống cùng bố mẹ. Từ những suy nghĩ đó, bạn bắt tay vào công cuộc tìm kiếm công việc làm thêm để có thêm một khoản thu nhập nho nhỏ chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc làm thêm, việc chuẩn bị một bản CV sao cho chỉn chu, nghiêm túc chưa được nhiều bạn quan tâm hoặc không biết phải viết gì vì đây là lần đầu các bạn tìm việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tạo mẫu CV đơn giản để tìm việc làm thêm.

1. CV là gì?

CV là viết tắt của “curriculum vitae”, có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “hồ sơ xin việc”. CV là dạng văn bản dùng để tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân bạn, quá trình học tập, kinh nghiệm, kĩ năng khi ứng tuyển cho bất cứ công việc nào. Nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ lấy đó làm căn cứ để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc và quyết định nhận bạn vào làm việc hay không.

CV là gì?

2. Tại sao CV tìm việc làm thêm của bạn bị từ chối?

Trong quá trình tìm việc, bạn chắc hẳn đã bị từ chối hoặc nhận lại sự im lặng từ phía nhà tuyển dụng, vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu tại sao CV tìm việc của bạn bị từ chối trong phần phân tích sau:

2.1. Thiếu thông tin

Trong quá trình viết CV, đôi khi bạn sẽ tập trung vào những phần như kĩ năng hay học vấn mà quên mất việc phải điền những thông tin như: e-mail, số điện thoại hay tệ hơn là bỏ qua phần mục tiêu công việc vì sẽ có người cho rằng tìm việc làm thêm thì không cần mục tiêu công việc. Những thông tin cơ bản nhất về bản thân là những thứ không thể thiếu trong CV tìm việc làm thêm vì đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng và trân trọng công việc mình đang ứng tuyển.

2.2. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

Sau khi viết CV xong, hãy kiểm tra xem mình có bị mắc lỗi chính tả nào không, từ ngữ và câu được sử dụng đã đúng và dễ hiểu hay chưa. Đừng gửi đi một bản CV với những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp căn bản, nếu gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, họ sẽ loại ngay CV của bạn.

2.3. Nêu các kĩ năng không liên quan

Bạn gần như không có gì để ghi vào phần kinh nghiệm và bạn cố kéo dài CV bằng cách nêu ra thật nhiều những kĩ năng mình có. Điều là không cần thiết vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những kĩ năng có liên quan đến công việc mà bạn sở hữu. Họ không có nhiều thời gian để đọc một bản CV dài dòng nên bạn chỉ cần nêu ra những kĩ năng liên quan đến công việc làm thêm bạn đang ứng tuyển mà thôi.

Tại sao CV tìm việc làm thêm của bạn bị từ chối?

3. Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm

3.1. Ảnh đại diện

Bạn cần chuẩn bị ảnh chụp chân dung để chèn vào CV. Ảnh đại diện của bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau nếu không muốn CV bị từ chối:

- Chọn ảnh rõ nét gương mặt của bạn, ảnh không bị tối, nhòe

- Chụp ảnh với trang phục nghiêm túc, không chọn những bức ảnh chụp ngẫu hứng hay ảnh selfie

3.2. Thông tin cá nhân

Ở phần này, bạn cần nêu rõ họ tên, vị trí ứng tuyển, thông tin liên lạc (e-mail và số điện thoại). Đối với e-mail, bạn nên lập một tài khoản có đầy đủ họ tên của mình, tránh dùng những e-mail sử dụng teencode hay những từ ngữ khó hiểu. Bạn có thể nêu thêm thông tin về ngày sinh, địa chỉ nhà để nhà tuyển dụng cân nhắc việc sắp xếp, bố trí công việc

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này thường khiến nhiều người cảm thấy lúng túng và muốn bỏ qua. Tuy nhiên, bạn không nên để trống phần này. Bạn không cần nêu những mục tiêu quá to tát mà chỉ cần nêu ra mục tiêu ngắn hạn như thành thạo công việc trong bao lâu hay muốn học hỏi những gì. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với công việc.

3.4. Trình độ học vấn

Bạn chỉ cần nêu ngắn gọn tên trường - khoa (chuyên ngành) bạn đang theo học, nếu là sinh viên năm hai, năm ba thì bạn có thể bổ sung nghiên cứu khoa học có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển nếu có.

3.5. Kĩ năng

Bạn chỉ cần nêu ngắn gọn, đầy đủ những kĩ năng mình có và liên quan đến công việc là được, bạn có thể chứng minh qua những công việc, hoạt động bạn từng trải qua trước đó. Với những công việc làm thêm đây là một phần rất quan trọng mà các bạn sinh viên chưa tốt nghiệp cần lưu ý, bên tuyển dụng họ thường dựa vào phần này để xem xét có nhận bạn vào làm hay không, thêm khảo thêm cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp muốn kiếm việc làm thêm tại đây: https://timviec365.vn/cv365/cv-cho-sinh-vien-chua-tot-nghiep.html

3.6. Kinh nghiệm làm việc

Nếu có kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể nêu ra (tên công ty/tên nơi làm việc, mô tả công việc của bạn, nêu những kinh nghiệm, kĩ năng bạn học được và những thành tích bạn đạt được nếu có).

Nếu không có kinh nghiệm thì bạn có thể đề cập các hoạt động tình nguyện, hoạt động ngoại khóa mình từng tham gia cùng những kĩ năng, kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Cũng như các hoạt động teamwork mà bạn đã từng tham gia, hãy biết cách viết teamwork trong CV sao cho hiệu quả nhất để làm nổi bật những kỹ năng mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết đến.

3.7. Chứng chỉ và thành tích học tập

Bạn có thể viết về chứng chỉ mình có dùng để phục vụ công việc. Nếu từng có thành tích gì nổi bật trong học tập thì bạn cũng có thể nêu ra nhưng không cần nêu quá chi tiết.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn có thể nắm được cách viết mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm và tìm được một công việc đúng như mong muốn.

Bài viết liên quan